Đồng dù Củ Chi địa danh lừng lẫy chiến công

Đồng Dù Củ Chi thuộc TP.Hồ Chí Minh, sát Quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km về phía tây bắc. Thời miền Nam còn nằm dưới ách thống trị của Mỹ ngụy, Đồng Dù là hậu cứ của Lữ đoàn bộ binh 2 và Sư đoàn bộ binh 25 “Tia chớp nhiệt đới” quân viễn chinh Mỹ. Căn cứ rộng khoảng 7 km2, chia làm các khu: Khu chỉ huy và trung tâm thông tin, khu sinh lực, khu sân bay, khu pháo binh, khu xe cơ giới, khu kho…

dong du cu chi
Đồng dù Củ Chi địa danh lừng lẫy chiến công


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) được giao nhiệm vụ đảm nhiệm hướng tiến công phía Tây Bắc Sài Gòn. Mục tiêu then chốt lúc đó là đập tan tuyến phòng thủ của kẻ địch ở căn cứ Đồng Dù Củ Chi lúc đó do sư đoàn 25 của ngụy tiếp quản dưới sự chỉ huy của chuẩn tướng Lý Tòng Bá. Trận đánh căn cứ Đồng Dù là một trong những trận đánh ác liệt nhất của tuyến phòng thủ hướng Tây Bắc. Có lẽ vì thế mà, 36 năm đã qua đi nhưng những dấu ấn về trận chiến năm xưa vẫn in đậm trong tâm trí đại tá Bùi Văn Ngọc, nguyên cán bộ thuộc Ban Chính trị Trung đoàn 48, người trực tiếp tham gia trận đánh này.

Khu sân bay quân sự và khu kho được ngăn cách bằng bức tường đất cao 2m, dày 1,5m để đề phòng cháy, nổ truyền lan. Lực lượng địch trong căn cứ có khoảng 4.500 tên với hàng trăm máy bay, hàng trăm xe cơ giới và nhiều kho tàng dự trữ vật chất chiến tranh. Do tính chất quan trọng của căn cứ nên địch tổ chức phòng thủ rất kiên cố. Bao bọc toàn bộ căn cứ là một hàng rào dây thép gai 7 lớp, cao 5m. Ở phía nam và tây nam có tới 12 lớp hàng rào và bãi mìn, bãi chông, hầm chông. Tiếp giáp với hàng rào trong cùng là một tuyến hỏa lực gồm hơn 300 lô cốt và ụ súng, mỗi cái cách nhau 40m.

can cu dong du cu chi

Bên ngoài căn cứ có 5 đại đội biệt kích, thám báo thường xuyên tuần tra lùng sục, phục kích cả ngày lẫn đêm để phát hiện, ngăn chặn ta tiếp cận căn cứ. Kết hợp với hệ thống đèn pha cực mạnh, đêm đến có một phi đội máy bay lên thẳng thay nhau dọi đèn pha, thả pháo sáng xuống xung quanh căn cứ. Đêm đêm, địch cho một đoàn xe bọc thép từ 10 đến 15 chiếc tuần tra xung quanh căn cứ, ít nhất là 2 lần.

Sau nhiều ngày đêm dày công nghiên cứu căn cứ địch, ngày 25-2-1969, ta quyết địch tiến công căn cứ Đồng Dù. Lực lượng tham gia chiến đấu gồm 106 cán bộ chiến sĩ của hai đơn vị đặc công thuộc Tiểu đoàn 3 và Đoàn J.16 cùng Tiểu đoàn 28 thuộc Sư đoàn 7 và 30 cán bộ, chiến sĩ pháo binh của Miền. Lực lượng đặc công tổ chức thành 7 mũi, 34 tổ đánh vào các mục tiêu trong căn cứ. Lực lượng pháo binh tổ chức thành hai trận địa hỏa lực đánh bồi vào căn cứ nhằm tăng thêm hiệu quả cho cuộc chiến đấu, đồng thời tạo điều kiện cho đặc công rút khỏi căn cứ an toàn.

dong du cu chi

Chiều ngày 25/02/1969, các đơn vị đặc công và pháo binh từ Phú Hòa Đông và Phú Hòa Tây (cách căn cứ 10km) vượt qua các tuyến phòng thủ, nhiều đồn bốt của địch và bãi trống… hành quân đến mục tiêu. Đêm hôm đó, cả 7 mũi đã khắc phục các lớp hàng rào dây thép gai, các bãi mìn, bãi chông, lô cốt, ụ súng dưới ánh sáng của đèn pha, đèn dù, đèn soi tiến vào căn cứ. Tuy nhiên, chỉ có 6 mũi tiếp cận được mục tiêu, còn mũi 7 bị lộ phải rút ra ngoài. 2 giờ 45 phút, mũi 1, mũi 5 và 6 nổ súng đánh sở chỉ huy Lữ đoàn, trận địa pháo, khu quân y, khu huấn luyện. 2 giờ 47 phút mũi 2 (mũi tiến công chủ yếu) nổ súng tiến công sở chỉ huy Sư đoàn, khu trung tâm thông tin, khu xe cơ giới. 3 giờ 10 phút, mũi 3, mũi 4 nổ súng đánh khu sân bay…

Sau thời gian hơn 1 giờ chiến đấu quyết liệt trong căn cứ, tiếp đó là hàng chục quả đạn cối do pháo binh bắn vào, các đơn vị chiến đấu của ta đã đánh thiệt hại nặng Sở chỉ huy Sư đoàn 25, Lữ đoàn 2, khu thông tin, hai trận địa pháo, sân bay, bãi xe, khu hậu cần của địch. Hơn 100 tên Mỹ chết và bị thương, 50 máy bay, 176 xe quân sự, 12 khẩu pháo, 4 kho đạn và xăng dầu, 100 lô cốt, 29 hầm ngầm và 82 dãy nhà bị phá hỏng. Trận Đồng Dù ghi vào lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam một lối đánh táo bạo, thông minh với hiệu suất chiến đấu cao.

Trong trận đánh căn cứ Đồng Dù Củ Chi là trận gay go, ác liệt nhất trong tuyến phòng thủ Tây Bắc Sài Gòn. Tuy nhiên, với ý chí quyết tâm, tinh thần chiến đấu ngoan cường, mưu trí, dũng cảm và hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, các cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 320 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.